Những câu hỏi liên quan
hiển nguyễn văn
Xem chi tiết
nthv_.
3 tháng 10 2021 lúc 20:36

Tham khảo:

Về lối sống tử tế, có rất nhiều cách để khái niệm một lối sống tử tế, nhưng đối với bản thân tôi, tôi hiểu đó là sống thật thà, ngay thẳng, không gian dối, làm việc bằng chính sức lao động của mình, không trộm cắp,... Muốn làm giàu, có thể chỉ vài năm, nhưng để có nếp sống hay cách ứng xử có văn hóa có thể phải trải qua nhiều năm tháng học hành và tiếp thu nghiêm chỉnh. Gần với chúng ta nhất như cách gọi, cách trả lời điện thoại sao cho có văn hóa cũng không phải ai cũng biết. Cách gọi, cách trả lởi điện thoại cộc lốc không một lời thưa gửi, tạo sự bực bội khó chịu cho người nghe không còn là chuyện ít. Lại có người nói năng quá lời, nói nhiều, nói dai đến mức không cần biết người nghe có muốn nghe hay không. Hút thuốc lá trong phòng làm việc, trên toa xe, trong rạp hát, nơi công cộng như chốn không người, bất chấp lời phàn nàn, sự khó chịu của những người xung quanh. Chúng ta đang dần chạy theo lối sống ích kỉ, vụ lợi, chủ nghĩa cá nhân mà quên đi lẽ sống cao đẹp "mình vì mọi người" mà ông cha ta bao đời để lại. Những biểu hiện của lối sống thiếu văn hóa như gặp người già đến nhà, con cái không chào, lên xe buýt, thanh niên tranh chỗ ngồi, không nhường cho người già, phụ nữ có con nhỏ. Nói tục, chửi bậy, chửi thề trước đông người tạo ra một hình ảnh xấu về bản thân trước mặt người khác. Sống tử tế không khó; chỉ khó khi ta lười biếng, e ngại hoặc chưa đủ quyết tâm. Đừng sống phí tuổi thanh xuân mà hãy cùng trao đổi kiến thức, sinh hoạt, vui chơi lành mạnh, tham gia các hoạt động xã hội như giúp đỡ người nghèo, các em bé mồ côi, các cụ già ốm đau, không nơi nương tựa.

Bình luận (0)
minh nguyet
3 tháng 10 2021 lúc 20:36

Em tham khảo nhé:

 Tình người là sống tử tế với nhau . Tử tế luôn được coi là một giá trị đẹp và nhân văn trong cuộc sống đời thường. Việc tử tế chính là sự tốt bụng, là một phẩm chất vô cùng cao quý và vô cùng đáng trân trọng của con người. Người tử tế là người sống lương thiện, không bao giờ nghĩ xấu về ai và cũng không bao giờ làm hại ai, hơn hết người tử tế còn là người luôn sử dụng lòng tốt của mình để giúp đỡ người khác, chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn xung quanh. Từ những việc nhỏ nhặt nhất như lễ phép với người lớn, yêu thương trẻ em, người già, không nghi kỵ người thấp kém hơn mình, … đã là những khía cạnh của những việc tử tế. Hay đến những hành động lớn lao hơn một chút nữa như quyên góp tiền bạc, vật chất giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, luôn đứng về lễ phải, biết đấu tranh chống lại cái ác, không chịu an phận thủ thường, bàng quang lãnh đạm với cái xấu…thì những việc tử tế nho nhỏ đó càng đáng quý biết bao. Như những việc tử tế ở nước ta trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid 19 là một minh chứng tuyệt vời nhất, mỗi người đều góp một chút công, chút sức dù nhỏ bé như mớ rau, kí gạo để ủng hộ chính phủ, các đơn vị thực hiện công tác chống dịch… Đó đều là những việc tử tế có sức lan tỏa trong cộng đồng hiện nay. Và để có được điều đó đều phụ thuộc vào chính bản thân mỗi người. Những việc tử tế là nguồn cội cho những điều tốt đẹp, ta cần phải trân trọng và phát huy nó. 

Bình luận (0)
Ngọc Khánh
Xem chi tiết
Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Ngọc Anh
10 tháng 1 2022 lúc 9:06

Tham khảo:
 

I. Mở bài:

- Dẫn dắt vấn đề nghị luận: trích dẫn câu nói "Cuộc đời rất ngắn ngủi để thức dậy với những hối tiếc và khó chịu. Hãy yêu quý những người đối xử tốt với con và hãy cảm thông với những người chưa làm được điều đó"

II. Thân bài:

1. Giải thích ý nghĩa của câu nói:

- “Cuộc đời rất ngắn ngủi với những hối tiếc và khó chịu”: cuộc đời mỗi con người là có giới hạn, lựa chọn cách sống, thái độ sống là do mỗi người tự quyết định, nếu cứ sống với những hối tiếc, thù hận thì cuộc sống sẽ không có ý nghĩa.

- “Hãy yêu quý những người đã cư xử tốt với con và hãy cảm thông với những người chưa làm được điều đó”: mỗi người cần có thái độ khoan dung với những người xung quanh.

2. Bình luận, chứng minh tính đúng đắn của câu nói

- Cuộc sống con người rất ngắn ngủi, nếu chọn hối tiếc và khó chịu, cuộc sống con người sẽ trôi đi vô nghĩa

- Yêu quý và tha thứ cho người khác, kể cả những người không có thiện cảm với mình là lối sống tích cực

 

- Khi con người có thái độ sống tích cực thì cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn rất nhiều.

III. Kết bài:

- Nêu bài học nhận thức và hành động:

+ Học cách bao dung và vui vẻ chấp nhận cuộc sống, tha thứ cho những lỗi lầm của người khác để họ có cơ hội sửa chữa.

+ Giúp đỡ để người khác có thể thấy sai lầm của mình và sửa chữa

+ Suy nghĩ tích cực và làm nhiều việc có ích

Có thể bạn quan tâm: Tuyển tập văn nghị luận hay bàn về thái độ sống tích cực

    Sau khi tìm hiểu xong nội dung phần hướng dẫn dàn ý chi tiết nghị luận về câu nói "Cuộc đời rất ngắn ngủi để thức dậy với những hối tiếc và khó chịu ...", các bạn có thể đọc đoạn văn mẫu bên dưới đây để tham khảo cách triển khai nội dung cho bài phân tích, chứng minh của mình

Bình luận (0)
lay loi
Xem chi tiết
lay loi
25 tháng 12 2022 lúc 14:47

Help

 

Bình luận (0)
Phương
Xem chi tiết
Tạ Thị Vân Anh
4 tháng 1 2022 lúc 19:34

Để thành công trong cuộc sống thì phải có sự nỗ lực, kiên quyết và bất khuất nhưng ngoài ra còn một yếu tố quan trọng đó chính là giữ trong lòng ánh sáng của niềm tin trong cuộc sống. Niềm tin là một điều rất quan trọng trong tâm hồn lẫn thể xác. Niềm tin là một bí quyết, là động lực và là chìa khoá dẫn đến thành công. Nếu không kó niềm tin chúng ta như con người vô cảm, giả tạo. Nhờ niềm tin chúng ta quen biết lẫn nhau , tin tưởng và tạo nên những mối quan hệ tốt đẹp. Trong gia đình làng xóm trường lớp cũng vậy, mọi người cần niềm tin lẫn nhau thì mới tạo nên tập thể. Trong công cuộc đấu tranh mọi người cần có niềm tin vững chắc để có nguồn động lực chiến đấu . Vì vậy, luôn giữ trong lòng niềm tin là vô cùng quan trọng, nó chính là trọng điểm trong nước đường xây dựng thành công của chúng ta.

Bình luận (0)
Hằng Viên Diệu
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
17 tháng 4 2022 lúc 23:21

1. Giới thiệu vấn đề

- Giới thiệu câu nói của M. Gorki: “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới”

- Giới thiệu vấn đề văn hóa đọc trong giới trẻ ngày nay.

2. Giải thích

a. Giải thích câu nói của M.Gorki

- Sách: Sách là một sản phẩm xã hội, là một công cụ để tích lũy, truyền bá tri thức từ thế hệ này sang thế hệ khác. Sách chứa đựng các giá trị văn hóa tinh thần (các tác phẩm sáng tác hoặc tài liệu biên soạn) thuộc các hình thái ý thức xã hội và nghệ thuật khác nhau, được ghi lại dưới các dạng ngôn ngữ khác nhau (chữ viết, hình ảnh, âm thanh, ký hiệu,...) của các dân tộc khác nhau nhằm để lưu trữ, tích lũy, truyền bá trong xã hội.

- “Chân trời mới”: những giá trị mới mẻ, tích cực mà con người có thể chạm tới. Chân trời mới có thể là chân trời tri thức, là chân trời cảm xúc, chân trời nhân cách.

=> Ý nghĩa cả câu: Lời nhận định của M.Gorki đề cập đến tầm quan trọng của sách trong đời sống tinh thần của con người. Sách giúp con người ta trau dồi tri thức, rèn luyện tình cảm, từ đó hình thành nhân cách tốt đẹp.

b. Văn hóa đọc là gì?

Văn hóa đọc ở đây chính là thái độ, là cách ứng xử của chúng ta với tri thức sách vở. Phải biết đọc sách sao cho hợp lý và bổ ích. Đọc sao cho hợp với quy luật tiếp cận tri thức.

3. Bàn luận vấn đề

a. Vai trò của sách với con người

- Sách là phương tiện chuyên chở kho tàng tri thức của nhân loại: sách cung cấp cho con người tri thức, hiểu biết, giúp con người nhận thức và chiếm lĩnh thế giới.

- Mỗi cuốn sách hay như một người bạn tốt, giúp chúng ta giãi bày cảm xúc, tâm tư; khơi gợi trong  ta nhiều cảm xúc mới mẻ, giúp ta đồng cảm với người khác.

- Sách dạy cho ta những bài học cuộc sống tốt đẹp, những bài học đạo đức, để ta trở thành con người lịch sự, có văn hóa.

b. Thực trạng đọc sách của giới trẻ

- Hiện nay, các phương tiện nghe nhìn ngày càng có xu hướng phát triển mạnh mẽ và lấn át văn hóa đọc. Văn hóa đọc ngày càng tỏ ra yếu thế trước những hình thức giải trí khác. Các bạn thích đọc những tin tức ngắn, thông tin nhanh, nhưng khi đọc xong hầu như không đọng lại được bất cứ điều gì trong đầu.

- Đọc sách theo “Mốt” , theo xu hướng chung của cộng đồng. Khi có bất cứ cuốn sách nào được cộng đồng mạng tung hô, tất thảy các bạn thi nhau đọc nó, mặc cho chúng có phù hợp với nhu cầu  của bản thân hay không.

- Không chỉ vậy, hiện nay thị trường sách vô cùng phong phú, có những cuốn sách với nội dung không lành mạnh vẫn được các bạn truyền tay nhau đọc, gây ảnh hưởng đến nhận thức, hành vi, ứng xử của mỗi cá nhân.

- Các bạn ngày càng lười đọc, chỉ thích đọc truyện tranh, lời ít, tranh ảnh nhiều, có nội dung nhảm nhí mà ít thấy ai đọc nghiền ngẫm, say mê một cuốn sách cổ điển nào đó.

Với mỗi ý học sinh lấy dẫn chứng, phân tích ngắn gọn để làm cho vấn đề phân tích sâu sắc hơn.

c. Nguyên nhân

- Sự bùng nổ và phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin khiến các em bị hút vào thế giới ảo của: facebook, instagram, viber,… cập nhật tin tức nóng hổi chỉ bằng một cú click chuột.

- Các kênh truyền hình giải trí nở rộ, là món ăn nhanh rất thu hút thị hiếu của người xem.

- Các bạn học sinh không ý thức được tầm quan trọng của việc đọc một cuốn sách hay, có ích, chỉ đua  đòi chạy theo mốt chung của xã hội.

- Các nhà xuất bản không đầu tư kĩ lưỡng vào nội dung mà chỉ chú trọng doanh số, xuất bản những cuốn sách tầm thường, không có giá trị.

d. Hệ quả

- Lười đọc, hoặc đọc những cuốn sách vô bổ sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng: diễn đạt kém, hay mắc các lỗi chính tả, vốn ngôn từ ít ỏi, hiểu biết hạn hẹp, …

- Lười đọc còn khiến tâm hồn nghèo nàn, ứng xử thiếu văn hóa, không biết cảm thông, chia sẻ với người khác.

e. Cách khắc phục

- Tự bản thân các bạn học sinh phải ý thức được tầm quan trọng của việc đọc những cuốn sách tốt, đúng, phù hợp với lứa tuổi.

- Cha mẹ ngay từ nhỏ nên rèn luyện thói quen đọc sách cho con.

- Nhà trường và xã hội cần xây dựng thêm những thư viện sách, tuyên truyền cho các em thấy những ích lợi to lớn của việc đọc sách, truyền cảm hứng đến cho các em.

f. Liên hệ bản thân

Bình luận (0)
Trần văn Phú
Xem chi tiết
lạc lạc
4 tháng 12 2021 lúc 18:07

bạn tham khảo

Nếu ví cuộc đời này là một trường ca bất tận thì có lẽ, lối sống sẻ chia, cho đi là còn mãi là một nốt trầm sâu lắng chứa đựng giá trị nhân sinh sâu sắc về cách ứng xử của con người trong cuộc sống. Cho đi là cách ta sẻ chia, giúp đỡ ai đó về mặt vật chất hoặc tinh thần. Cho đi làm cho chúng ta hạnh phúc hơn, yêu đời hơn, làm cho chính bản thân ta hoàn thiện hơn, cảm nhận cuộc đời này có ý nghĩa hơn. Không chỉ vậy cuộc sống là một ngọn núi, có lúc dốc, có lúc bằng phẳng khác nhau, bởi vậy luôn cần đến những con người biết chia sẻ, biết cho đi mà không nghĩ đến việc nhận lại. Cuộc sống này còn nhiều những mảnh đời bất hạnh, họ cần lắm một ánh lửa sẻ chia từ chúng ta, đôi khi chỉ là cái nắm tay thật chặt, cái vỗ vai, lời an ủi, động viên cũng phần nào giúp họ. Nhắc đến lẽ sống đẹp này, chúng ta lại nhớ đến câu chuyện về chàng thanh niên Nguyễn Hữu Ân đã chia sẻ chiếc bánh thời gian của mình để giúp đỡ những người bệnh ung thư giai đoạn cuối. Trái với hành động đẹp biết sống cho đi, cần lên án những người chỉ biết sống ích kỉ, luôn lo sợ nhận lại ít hơn cho đi. Chúng ta cần phải biết mỗi ngày sống là một trải nghiệm, được yêu thương, được sẻ chia là điều hạnh phúc nhất. Cuộc sống sẽ tuyệt vời biết bao khi mỗi con người sẵn sàng cho đi, sẻ chia đối với những người xung quanh mình. Chính vì vậy, bạn trẻ ơi “Còn gì đẹp trên đời hơn thế. Người với người sống để yêu nhau” (Tố Hữu).

 

Bình luận (0)
ng thành
Xem chi tiết
ng thành
Xem chi tiết
Phạm Thanh Hà
15 tháng 5 2022 lúc 19:56

Tham Khảo:
-Đoạn văn về thói vô trách nhiệm:

Tinh thần trách nhiệm là một trong những phẩm chất đáng quý nhất của con người. Tinh thần trách nhiệm là ý thức thực hiện tốt nghĩa vụ, công việc bản thân, không ỷ lại, dựa dẫm hay đùn đẩy cho người khác. Trong công việc và cả cuộc sống, tinh thần trách nhiệm chiếm một vai trò vô cùng quan trọng. Nó là nguồn động lực thúc đẩy ta nỗ lực và hoàn thiện bản thân trước những khó khăn, thử thách. Đồng thời, nhờ có phẩm chất này, ta có thể chiếm được lòng tin, sự tôn trọng và yêu quý từ người khác, từ đó, dễ dàng vươn tới thành công hơn. Trái với tinh thần trách nhiệm là thói vô trách nhiệm. Thói xấu này đáng bị phê phán là lên án. Là học sinh, chúng ta cần phải xây dựng tinh thần trách nhiệm từ những hành động nhỏ hàng ngày: từ hoàn thành bài tập, tuân thủ luật giao thông, dũng cảm nhận và sữa lỗi khi phạm sai lầm... Hãy có trách nhiệm với bản thân, với gia đình và xã hội.
-Đoạn văn về truyền thống yêu nước của dân tộc ta:

Yêu nước là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Không chỉ trong quá khứ, mà ngay cả hiện tại, truyền thống đó vẫn được gìn giữ và phát huy. Lòng yêu nước được thể hiện qua những hành động thật đơn giản mà ý nghĩa. Thế hệ trẻ cần cố gắng học tập tốt, rèn luyện phẩm chất để trong tương lai có thể đóng góp vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Là một công dân toàn cầu, việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại là cần thiết, nhưng vẫn phải trên cơ sở giữ gìn được những nét truyền thống của bản sắc văn hóa dân tộc. Đồng thời, chúng ta cũng cần có lòng quyết tâm, kiên trì bảo vệ đất nước trước mọi nguy hiểm như chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh. Mỗi người trẻ cũng cần tránh xa những lối sống ích kỉ, thực dụng để rồi có những việc làm ảnh hưởng đến lợi ích của quê hương, đất nước.
-Đoạn văn về đức tính giản dị trong đời sống:

Giản dị là một đức tính tốt đẹp của nhân dân ta. Giản dị là đơn giản không xa hoa, lãng phí. Chúng ta phải sống giản dị vì ta sẽ được mọi người yêu quý, kính trọng. Bác Hồ là tiêu biểu của con người giản dị. Bác ăn bữa cơm chỉ có vài ba món. Sau khi ăn Bác luôn dọn sạch và khi ăn không để rơi hạt cơm nào. Hiện nay đã có nhiều người biết sống giản dị, đơn giản. Trong đó cũng có nhiều người vẫn chưa biết sống giản dị mà lại sống quá lãng phí, xa hoa. Mọi người ơi, chúng nên noi theo gương Bác phải sống thật giản dị và đơn giản. Một tấm gương trong lối sống giản dị. Sống giản dị không chỉ là thể hiện của sự văn minh mà còn là lối sống cho tương lai phát triển bền vững. Mỗi học sinh cần phải rèn luyện cho mình tính giản dị. Giản dị trong học tập, trong cách giao tiếp, cách sống để hoàn thiện nhân cách, tiết kiệm của cải, trở thành người hữu ích, mai này đem sức mình xây dựng quê hương, đất nước.
-Đoạn văn về công dụng của văn chương:

      Cuộc sống muôn hình vạn trạng không thể thiếu sự đóng góp của văn chương. Để đề cao vai trò và tác dụng tích cực của văn chương đối với đời sống tâm hồn con người, Hoài Thanh - cây bút phê bình văn học xuất sắc đã viết "Ý nghĩa văn chương". Những bài thơ của ông rất đặc sắc tài hoa, tên tuổi của ông đã trở thành bất tử với tác phẩm "Thi nhân Việt Nam". Là 1 trong những người cả đời gắn bó với sự nghiệp văn chương, Hoài Thanh đã có những quan niệm sâu sắc về văn chương:" Văn chương luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có ". Với một lối văn nghị luận kết hợp hài hòa giữa lí lẽ sắc bén với cảm xúc tinh tế, trong văn bản này, Hoài Thanh khẳng định:"Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha. Văn chương là tấm gương phản ánh cuộc sống muôn hình vạn trạng". Hơn thế, văn chương còn góp phần sáng tạo ra sự sống, gây dựng cho con người những tình cảm không có và luyện những tình cảm sẵn có. Đời sống tinh thần của nhân loại nếu thiếu văn chương thì sẽ rất nghèo nàn, tẻ nhạt.Văn chương nâng cao nhận thức, làm phong phú tâm hồn con người. Văn chương làm đẹp, làm giàu cho cuộc sống trên trái đất này.

 


 

 


 

Bình luận (0)